Cá cược bài | Tải game bài Go88

Bảng màu cái loại vải

Để xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần phải đưa hình ảnh của mình ra công chúng càng nhiều càng tốt. Trong những cách xây dựng thương hiệu thì việc sử dụng áo thun đồng phục đang là một cách rất hiệu quả, gây được sự chú ý cao. Hiện nay, các công ty lớn, có thương hiệu đều sỡ hữu những mẫu áo thun riêng và độc đáo, gây được ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Để có được những chiếc áo thun đồng phục công ty đẹp và thực sự tạo nên dấu ấn thì việc lựa chọn màu sắc đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Màu sắc chính là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên và là yếu tố giúp khách hàng gợi nhớ đến thương hiệu của bạn bền vững nhất. Màu sắc thì rất đa dạng, hiện nay tùy theo chất liệu vải thun mà có từ 10-24 màu cơ bản. Mỗi màu sắc đều mang những ý nghĩa biểu trưng nhất định và bạn nên tìm hiểu về các ý nghĩa đó trước khi chọn màu cho chiếc áo của mình. Có thể nói việc lựa chọn màu áo đồng phục là bước đầu tiên cần nghiên cứu khi chuẩn bị thiết kế mẫu áo. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số nguyên tắc cơ bản giúp bạn có được định hướng đúng khi chọn màu áo.

3 nguyên tắc chủ đạo khi chọn màu áo thun, áo đồng phục:

1. Chọn màu theo màu sắc thương hiệu

Đây có lẽ là cách được áp dụng nhiều nhất vì thông thường các chủ doanh nghiệp đều muốn khách hàng khi nhìn thấy chiếc áo đồng phục thì phải nhớ ngay đến công ty của mình. Một điểm quan trọng nữa là thật sự kì cục nếu màu sắc định vị cho thương hiệu của bạn là màu tím còn áo đồng phục thì lại màu vàng. Bạn có thể để ý thấy rất nhiều các tập đoàn, công ty, ngân hàng sử dụng áo đồng phục cùng màu với màu thương hiệu. Tiêu biểu như KFC, Daichi Life là màu đỏ tươi, Vietcombank và Stratra Food là màu xanh lá, Vietinbank và Coopmart là màu xanh lam.

2. Chọn màu áo theo đặc tính nghề nghiệp

Đây là yếu tố thường được áp dụng thứ 2, rất dễ hiểu là mỗi công việc đều có đặc trưng riêng và quần áo cho một số nghề nghiệp thì cần một màu sắc đặc biệt. Nếu đối tượng sử dụng áo thun đồng phục làm công việc văn phòng tại cơ quan, công sở thì nên chọn những gam màu nhẹ, sáng và thanh nhã như xám nhạt, xanh ngọc, xanh bích, trắng sữa. Trái lại, bạn nên chọn gam màu tối hoặc đậm như nâu, xám, đen, xanh lá đậm, cam, đỏ cho đội ngũ nhân viên làm việc ngoài công trường và thường xuyên phải di chuyển hay hoạt động. Vì màu áo đậm sẽ hạn chế làm nổi bật các vết bẩn trên đồng phục khi làm việc và làm gây sự chú ý giúp tránh được các tai nạn do va chạm. Các màu hồng, tím nhạt, tím huế, xanh bích là màu thường được các spa hay các trung tâm thẩm mỹ làm đẹp lựa chọn.

3. Chọn màu theo ý nghĩa

Đây là cách phổ biến thứ 3, chọn màu theo ý nghĩa thường được nhiều bạn trẻ áp dụng:
– Màu đỏ: Tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sôi động và nhiệt huyết
– Màu xanh lam: Màu của sự tin cậy và tình nguyện
– Màu xanh lá: Gợi nhớ đến sự trẻ trung, vui tươi và hoạt bát
– Màu vàng tươi: Sự ấm áp, vui vẻ và sáng tạo
– Màu tím: màu của sự lãng mạn và nhiệm màu
– Màu hồng: Đại diện cho sự mơ mộng và trẻ trung
– Màu nâu: Sự ấm áp và điềm đạm
– Màu đen: Luôn táo bạo, sang trọng và vì ẩn
– Màu trắng: làm bật lên vẻ đẹp đơn thuần và thanh khiết
Ngoài 24 màu cơ bản ra thì khi may áo các bạn có thể đặt nhuộm vải theo Patone màu nếu số lượng áo thun đặt may từ 300-500 cái. Với 3 quy tắc được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định chọn màu sao cho phù hợp nhất. Các bạn có thể tham khảo thêm bảng màu vải và xem một số màu vải thun cơ bản dưới đây.

Chọn vải may áo đồng phục:
I.Số % cotton : Độ mát/thấm hút mồ hôi của vải.
Ở một nước có khi hậu nóng ẩm như việt nam, mặc một chiếc áo thun có độ thấm hút mồ hôi tốt, mát mẻ luôn là yếu tố quan trọng nhất. Có 2 thành phần chính để dệt vải là sợi bông (cotton) và PE (nhựa).Số % cotton càng cao thì càng thấm hút mồ hôi và mặc càng mát, càng dễ chịu. Ngược lại số % PE càng nhiều thì mặc càng nóng.
100% cotton:

+ Tính chất vật lý của vải cotton : Có độ mềm, mịn và dễ bị nhăn khi vò.
+ Tính chất hóa học vải cotton : Khác với các loại vải pha khác là khi đốt lâu tàn hơn và không bị quéo do thành phần tạo thành là từ tự nhiên (Sợi, Gỗ) nên khi cháy sẽ bay mùi gỗ không bay mùi nhựa, có màu hồng khi cháy hết dùng tay bóp sẽ mịn và tan sạch.
+ Ưu điểm chung của vải cotton : Vì các tính năng ưu tú và vượt trội như chất liệu rất tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, bền, khi giặt đem đi phơi khô nhanh. Có khả năng thấm mồ hôi, hút ẩm, hạ nhiệt và làm mát cơ thể.
+ Nhược điểm : là giá vải rất cao, hay bị xù lông.

CVC (hay gọi là cotton 65/35) :​

Sợi vải pha này được mang cả tính chất của hai loại sợi cấu thành nên nó, chính là sợi PE và sợi cotton. Thành phần chính của loại vải CVC bao gồm 65% là cotton và 35% còn lại là PE (Nhựa)
Đây là chất liệu vải thông dụng nhất trên thị trường khi nó vừa mát, thấm hút mồ hôi (tuy không bằng 100% cotton) nhưng nó khắc phục gần như hết các nhược điểm của chất vải 100% cotton. Chất vải 65/35 này giá thành hợp lý, không bị xù lông, mặc lên Form áo đứng và đẹp
100 PE ( Polyeste, hay được gọi là Pê- E) :

Sản phẩm được làm từ loại vải PE này thường có độ bền cực cao và ít bị nhàu và vải không bị co lại trong quá trình sử dụng, giá cả lại phù hợp do đó loại vải này thường được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Thành phần của vải là 100% sợi PE, vải này nếu để may áo thun đồng phục thì mặc rất nóng, không thấm hút mồ hôi nhưng giá thành rẻ, không bị xù lông, mặc đứng áo.

II.Hình thức vải – mặt vải và độ dày – bền của áo thun đồng phục.
Hình thức vải cũng là một yếu tố rất quan trọng và nó chỉ đứng sau độ thấm hút mồ hôi/thoáng mát của việc lựa chọn áo thun đồng phục. Tùy thuộc vào “gu thẩm mỹ” của mỗi người, tính cách của mỗi người và nhu cầu của mỗi người.
Trên thị trường có rất nhiều loại vải thun, nhưng dùng để may áo thun đồng phục thì có 4 loại vải chính sau :

Vải thun trơn:
Thun trơn cotton là loại vải có mắt vải rất nhỏ, đan khít nhau thun thường được dùng để may áo thun bán nhất vì giá thành rẻ, chất vải cũng khá nhẹ. Loại vải này thường thích hợp để may các kiểu áo thu đơn giản như áo thun cổ tròn, cổ bẻ (hay còn gọi là cổ trụ)
Vải cá sấu:
Loại vải này có có mắt vải to hơn mắt vải thun trơn, đan nhau như những sợi xích.Loại vải này chỉ may áo thun đồng phục cổ trụ/cổ bẻ mà thôi. Loại vải này mang tính thời trang cao, được rất nhiều người yêu thích lựa chọn. Còn về độ dày/bền, thì vải cá sấu này có độ dày khá cao và có độ bền xấp xỉ 1,5 năm. Với tính thời trang của nó, công ty may đồng phục Kim Ngân thường xuyên tư vấn cho khách hàng sử dụng loại vải này.
Vải cá mập:
Là loại vả có mắt vải to nhất trong số các loại vải thun, mắt vải hình chữ nhật và nổi hẳn lên.Loại vải này dày, độ bền >= 2 năm và thường có giá cao nhất trong số tất cả các loại vải. Loại vải này chỉ may áo thun đồng phục cổ bẻ/cổ trụ mà thôi. Với sự bền bỉ của vải cá mập, công ty đồng phục huy phát luôn tư vấn cho khách hàng sử dụng loại vải này để may áo thun đồng phục công ty có yêu cầu cao về độ bền, cường độ lao động cao.
Vải mè
Mắt vải giống như hạt mè, giá khá rẻ, mang tính thời trang cao, thường được dùng trong đồng phục bóng đá và áo thun sự kiện, áo thun quảng cáo, nhưng mặc nóng.Vải này mỏng, giá rẻ và độ bền không cao.
III.Độ co giãn của vải : Co giãn 2 chiều và co giãn 4 chiều.

+ Co giãn 4 chiều
Dù kéo chiều ngang hay chiều dọc thì áo đều co giãn, mặc mát nhưng áo có thể bị chảy sệ theo thời gian,nhìn không đẹp nếu mặc về lâu dài. Và thường thì áo 4 chiều giá cao hơn áo 2 chiều tầm 4.000 đến 6.000đ/áo.
+ Co giãn 2 chiều
Khi kéo chiếc áo thì nó chỉ co giãn theo chiều ngang của áo, mặc mát(nhưng không mát bằng thun 4 chiều) và áo sẽ đẹp do không bị chảy sệ theo thời gian.

Trả lời

0904516566